TIN TỨC

Trang Chủ Tin Tức
11 / 03 / 2024
Quảng Bình được nhận trên 82 tỷ đồng từ bán tín chỉ Carbon

Bắt đầu từ năm 2023, tỉnh Quảng Bình cùng 5 tỉnh Bắc Trung bộ nhận được nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng để tạo thêm nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng. Theo đó, Bộ NN-PTNT đã chuyển nhượng 10,2 triệu tấn CO2 vùng Bắc Trung bộ cho Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD). Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Trung ương nhận được 51,5 triệu USD từ Quỹ các bon thông qua IBRD.

11 / 03 / 2024
Tiềm năng lớn tín chỉ carbon từ rừng ngập mặn Việt Nam

Tại hội nghị, ông Dominic Balasuriya, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và Phó giáo sư Nguyễn Tất Toàn, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP.HCM chia sẻ, công tác bảo vệ hệ sinh thái ven biển và rừng ngập mặn không chỉ được coi là ưu tiên của Việt Nam mà còn là của cộng đồng toàn cầu.

11 / 03 / 2024
Doanh nghiệp Việt bước vào cuộc đua Net Zero

Bắt đầu từ năm 2016, Công ty Masan High-Tech Materials bắt đầu trồng cây trên vùng đất đá thải ra sau khi khai thác khoáng sản. Đến nay, họ đã phủ xanh được khoảng 58 ha khắp khu vực của dự án. “Việc trồng cây giúp cải tạo phục hồi môi trường, hấp thụ khí CO2. Chúng tôi hy vọng bằng những công việc này sẽ phấn đấu đạt mục tiêu Net Zero”, ông Phan Chiến Thắng, Giám đốc Truyền thông và quan hệ đối ngoại của Masan High-Tech Materials.

11 / 03 / 2024
Chuyển đổi xanh, "luật chơi" mới của thị trường

Sản xuất xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới. Xu thế này không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất hiện nay khi chuyển đổi xanh, đó là làm sao phải giải quyết được các vấn đề như phải thay đổi được nhận thức của con người; công nghệ sản xuất phù hợp; trình độ lao động; nguồn vốn...

11 / 03 / 2024
Cơ hội thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nhiều lĩnh vực

Theo đánh giá gần đây Ủy ban châu Âu, quy mô thị trường toàn cầu hiện nay các sản phẩm và dịch vụ xanh ước tính đạt trên 5.000 tỷ USD và có thể tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống. Dự báo đến năm 2030 nền kinh tế xanh thì sẽ tạo ra khoảng 24 triệu việc làm mới trên toàn cầu. Kinh tế xanh mà còn tạo ra cơ hội để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như: năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị xanh, công trình xanh, tài chính xanh. ​.

Tài Liệu Mới
Bình Luận Gần Đây

“Việc phát triển thị trường carbon tại Việt Nam sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.”

“Việc sở hữu các chứng chỉ xanh giúp các doanh nghiệp đang có nhu cầu chứng minh trong việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo cho việc sản xuất, được các tổ chức uy tín quốc tế công nhận và cung cấp chứng chỉ liên quan.”

“Việt Nam đang định vị mình là quốc gia đi đầu trong khu vực về mua bán tín chỉ carbon theo các quy định mới của Thỏa thuận Paris.”

“Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cao khi nhu cầu thế giới được dự báo tăng gần 100 lần vào năm 2050.”

“Chúng tôi cho rằng, cần phải nhìn nhận thị trường tín chỉ carbon như một yếu tố chiến lược để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong tương lai, trong đó 2 yếu tố trụ cột mà sàn giao dịch tín chỉ carbon đang nắm lợi thế là Xanh và Số.”

“Việc tham gia thị trường mua bán tín chỉ carbon rừng giúp các chủ rừng, những nông dân trực tiếp giữ rừng có thêm nguồn thu nhập. Các địa phương cũng có thêm nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh.”

“Thị trường carbon được xem là giải pháp và chìa khóa thực hiện mục tiêu Net Zero cho Việt Nam thời gian tới.”